Việt Nam với công nghệ ô tô

09/05/2010 6:40:57 CH

Trong những thập niên gần đây chúng ta được chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ sản suất ôtô nhớ lại lịch sử của các nước mà bây giờ được cho là những ông lớn trong lĩnh vực sản suất ôtô

          Hãng Ford của Mỹ bắt đầu sản suất chiếc xe đầu tiên vào năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại, mãi đến Năm 1976, logo Ford hình oval với hai gam màu xanh và bạc được sử dụng như là dấu hiệu để chứng nhận thương hiệu của Ford Motor Company. Nó dễ dàng trở nên phổ biến và thích nghi với tất cả các nhà máy sản xuất của Ford trên toàn thế giới. Ford đã thành một tập đoàn SX ôtô hùng mạnh như ngày nay chúng ta đã thấy.  

model_a_sale.jpg
            Muộn mằn hơn đó là Nhật bản sau đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc bước đầu là những công ty nhỏ được khôi phục từ những công xưởng cũ nát đã bị chiến tranh tàn phá các công ty sản xuất xe của Nhật bản được thành lập mục đích là lắp động cơ cho xe đạp để có thể tự di chuyển
Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau chiến tranh lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành công Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. nhằm đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh.
 
Ông tổ của Tập đoàn Toyota là Sakichi Toyoda, một người thợ mộc tài hoa của xứ sở hoa anh đào. Sakichi Toyoda được biết đến trước hết bởi ông là một trong những người phát minh ra chiếc máy dệt hiện đại đầu tiên cho Nhật Bản.
Mãi đến năm 1955, Toyota bắt đầu sản xuất chiếc xe sang trọng đầu tiên của mình, đó chính là chiếc Khởi đầu cho quá trình vươn ra thế giới của Toyota bắt đầu từ năm 1958, hãng đã xuất khẩu chiếc Land Cruiser và Toyopet sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên lợi nhuận thu về thì không mấy khả quan. Năm 1959, Toyota mở nhà máy tại Bra-xin. Đây là nhà máy đầu tiên của hãng ngoài lãnh thổ Nhật Bản.      
Nhờ khoa học công nghệ phát triển, cùng với đó là xu hướng sử dụng xe hơi ngày càng tinh tế và tiết kiệm nhiên liệu, các kỹ sư của Toyota đã không ngừng nghiên cứu để ra đời những “đứa con” tinh thần có giá trị nhất. Trong đó phải kể đến những chiếc xe danh giá hiện nay như Toyota Camry, Innova đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam. Và mới đây nhất là chiếc Toyota Hybrid Crown đang trở thành đối trọng của nhiều đối thủ khác.
 
           
Trở lại hoàn cảnh của Việt nam chúng ta hiện nay thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng nhiên liệu dầu mỏ với hàng loạt hãng ôtô phải cắt giảm sản lượng và nhân công lao động thậm chí tuyên bố giải thể, các loại xe đa dụng như hammer đã phải tuyên bố tạm ngừng sản suất và giao bán thương hiệu.
Ngược lại hàng loạt cá thương hiệu của các nước không mấy tên tuổi trong lĩnh vực ôtô như Ân độ, Trung quốc, lại cho ra đời những loại xe giá rẻ đã bước đầu thu được những thành công đáng khích lệ.
            Vậy thời điểm hiện nay thị trường sản xuất xe có thể hiểu đã bắt đầu cho một chặng đua mói đó là chặng đua của những con người có nhiều ý tưởng cho ra đời những công nghệ mới tiết kiệm, những năng lượng mới thân thiện với môi trường. Honda đã cho thấy như là một hãng tiên phong trong công nghệ khi cho ra đời các dòng xe Hybrid, hydro điện hoặc xăng điện có mức tiêu thụ khỏng 3.5 lít/100 km
Nhìn lại việc chúng ta tiến bược như thế nào trong công nghiệp SX ôtô trong những năm qua Suốt 15 năm mà các liên doanh chỉ tiến được 15-20% tỷ lệ nội địa hóa kết quả thật ngán ngẩm với những người có tâm huyết
 
           
Bây giờ chúng ta đặt câu hỏi để tất cả cùng trả lời nhé
Việt nam đang đứng ở đâu trong biểu đồ SX ôtô của thế giới ?
Công nghệ của thế giới theo bạn đã được coi là tột đỉnh chưa ?
Chúng ta còn phát hiện được những sai sót gì trong công nghệ của họ không ?
Chúng ta có thể cải tiến để cho ra sản phẩm hoàn mỹ và tiện lợi hơn được không?
Người Việt ta có sản suất được xe hay không ?
Chúng ta phải sản suất theo hướng nào ?
 
Sự thực trong những năm 50-60 của thế kỷ việt nam đã từng sản xuất thử xe mang nhãn hiệu Sao Vàng với sự giúp đỡ của Liên xô và các nước XHCN để phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ song mô hình đó chỉ dừng lại ở gia đoạn chạy thử, nhược điểm của chúng là luôn bị bó máy chạy không ổn định. Do công nghệ luyện kim của ta thời bấy giờ chưa đáp ứng được yêu cầu, các bí quyết công nghệ SX đã không được chuyển giao thích hợp. Vậy vấn đề đặt ra là đường lối phát triển công nghiệp SX ôtô của ta hiện nay có phải chăng đang bị lạc lối và bế tắc việc thực thi cụ thể còn rất nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ.
Người việt Nan có thế mạnh là cần cù sáng tạo trong lao động, tinh tế trong nhận thức và đánh giá sản phẩm. Bằng chứng chúng ta đã thấy trong thời chiến tranh Bộ đội ta đã biết cải tiến hàng loạt vũ khí, khí tài mà không đâu trên thế giới này có ví dụ như việc làm ra súng không giật DKZ để đánh lô cốt,  loại lựu đạn OKG thuốc nổ được trộn với phân gà và ớt bột dùng để đánh giặc pháp trong hầm ngầm, lô cốt  rất hiệu quả và nhân đạo hay như Rồng lửa được chế từ liều phóng B40 kéo theo bộc phá để đánh hàng rào dây thép gai vô cùng hiệu quả và tránh được thương vong, lại nữa có ở đâu trên thế giới có thể phóng Cachiusa bằng ống Lứa chưa, và trong thời kỳ chống Mỹ leo thang bắn phá miền bắc chúng ta đã biết cải tiến tên lửa SamII để chúng có tầm bắn xa hơn và dùng ra da của pháo cao xạ kết hợp với ra da tên lửa để chống được nhiễu B52 mà không đâu trên thế giới này có được góp phần quyết định vào chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Thật đáng để tự hào.
Khi đất nước Hòa Bình chúng ta đã cho ra hàng loạt các loại máy móc công cụ sản suất do người Việt làm ra có tính đặc biệt sáng tạo, đã vượt mặt các hãng tên tuổi của nước ngoài. Như các loại máy bóc vỏ hạt điều, vỏ lạc, vỏ Vải thiều, máy gặt đập … không thể không kể đến các loại xe tự chế của người nông dân miệt vườn đồng bằng sông Cửu long, chúng cho phép họ chở được lúa và công cụ SX trên mọi địa hình nước, đầm lầy, mương máng với mức tiêu thụ nhiên liệu siêu tiết kiệm ( Trên thế giới hiện mới chỉ suất hiện loại xe chạy được trên mặt đường, mặt nước và chuẩn bị bán ra thị trường)
            Hay hãy khoan nói về tính an toàn của loại xe tự chế như xe Công Nông chẳng hạn vì đơn giản chúng được sản xuất thủ công, đơn chiếc. Trong những năn Việt nam còn bị cấm vận khó khăn có được một phương tiện để vận chuyển nông sản để giải phóng đôi vai người nông dân đã là tốt nắm rồi, mấy ai dám nghĩ đến việc có được chiếc ôtô bằng giá trị cả ngàn con Trâu như bây giờ, thế là sản phẩm công nông của MADEIN VIETNAM ra đời nó được lắp gép từ những đống đồ ôtô phế thải thu gom lại sau chiến tranh và mượn tên Công Nông để hợp lí hóa mà thôi, chứ chính nó là một loại Oto 100%( Công nông đầu ngang).
                                   
                                           một sản phẩm của quá khứ sáng tạo “xe công nông“
 Trong khi một chiếc xe Zin130 do Liên Xô chế tao chở được 5 Tấn / 100Km tiêu thụ 30lít nhiên liệu thì loại ôtô Công Nông đầu ngang của ta chỉ xài có 5 lít thật là một kỳ tích, tác giả của đề tài này là nhân dân VN. Đã có ai đã thống kê trong từng ấy năm tồn tại của Công Nông trước khi bị cấm hoạt động nó đã vận chuyển được bao nhiêu tấn/km chưa, góp phần như thế nào vào việc phát triển kinh tế trong những năm đầu đổi mới chưa, và nếu không có sáng tạo đó thì không hiểu Nền nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ ấy sẽ đi về đâu sáng tạo đó của dân ta cần phải được tôn vinh
Chở lại đề tài của chúng ta để trả lời câu hỏi Người Việt ta có sản suất được xe hay không
Chúng ta nhớ lại thời điểm rất gần đây thôi năm 1958 quốc hội Nhật còn có nhiều ý kiến cho rằng Nhật bản khó thành công trong lĩnh vực sản suất xe hơi được bởi Hãng Ford đã đi trước cả một quá trình và đã đạt đến hoàn thiện về công nghệ.
Và bây giờ chỉ sau có hơn 4 thập kỷ người Nhật đã làm ra một kỳ tích đó là khi nói đến công nghệ điện tử bán dẫn và ôtô người ta phải nói đến Nhật Bản.
Vậy vấn đề là ở chỗ cần có cơ chế thích hợp nhằm hỗ chợ, tôn vinh và khơi dậy nguồn sáng tạo của các tầng lớp trong xã hội nói các khác là phải xã hội hóa công nghiệp ôtô và tôn trọng nhu cầu sáng tạo của các cá nhân trong xã hội. Khi nói về những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chế tạo Máy bay Nữ Hoàng Anh cho rằng một đất nước mà người nông dân chế tạo máy bay thì đất nước đó không thể lạc hậu được.
 
Bình luận
Ý kiến của bạn
Tiêu đề:
Thảo luận:
Tạo ra trên: 14/05/2010 10:20:46 SA
gdsfgdfs
fgds