Hồ Sơ: Mr Người Quản Trị
Avatar
Quốc gia: Việt Nam
Thống kê
Tổng số bài: 7
Tham gia ngày: 15 Tháng Mười 2008 6:46 CH
Bài viết mới nhất:
Khái niệm chung về bộ trợ lực điện.
Bộ trợ lực điện là bộ trợ lực sử dụng công suất của động cơ điện một chiều để hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng.
Ưu điểm của bộ trợ lực điện so với bộ trợ lực thủy lực là ít tiêu hao công suất động cơ hơn. Trên bộ trợ lực thủy lực đông cơ luôn luôn kéo bơm thủy lực hoạt động, điều này gây lãng phí công suất của động cơ trong những khoảng thời gian không có yêu cầu trợ lực. Khắc phục được nhược điểm này bộ trợ lực điện chỉ cung cấp những mô men trợ lực trong những khoảng thời gian cần thiết nhờ các cảm biến mô men quay của trục lái và các cảm biến khác quyết định thời điểm và cường độ dòng điện đưa vào động cơ điện một chiều.

H.1. Sơ đồ hệ thống lái trợ lực điện.
1 - ECU của EPS; 2 - Mô tơ điện một chiều; 3 - Cảm biến mô men.

Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực điện.
+ Động cơ điện.
Để đảm bảo được công suất trợ lực cần thiết trên bộ trợ lực điện sử dụng loại động cơ điện một chiều, nó bao gồm rôto, stato, trục chính và cơ cấu giảm tốc. Cơ cấu giảm tốc bao gồm trục vít và bánh vít, mô men do rôto động cơ điện tạo ra được truyền tới cơ cấu giảm tốc sau đó được truyền tới trục lái chính. Trục vít được đỡ trên các ổ đỡ để giảm độ ồn và tăng tuổi thọ làm việc, khớp nối đảm bảo cho việc nếu động cơ bị hư hỏng thì trục lái chính và cơ cấu giảm tốc không bị khóa cứng lại và hệ thống lái vẫn có thể hoạt động được

H.2. Cấu tạo của động cơ điện một chiều.
1 - Trục vít. 4 - Rôto. 7 - Trục lái chính.
2 - Vỏ trục lái. 5 - Stator. 8 - Bánh vít.
3 - Khớp nối. 6 - Trục chính. 9 - Ổ bi.
+ Cảm biến, rơle điều khiển.
a) Cảm biến mô men quay trục lái.
Cấu tạo của cảm biến mô men trục lái được thể hiện trên hình (H.2-31).
Khi người lái xe điều khiển vô lăng, mô men lái tác động lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính. Người ta bố trí vòng phát hiện một và hai trên trục sơ cấp phía vô lăng và vòng phát hiện thứ ba trên trục thứ cấp. Trục sơ cấp và trục thứ cấp được nối với nhau bằng một thanh xoắn.

H.3. Cấu tạo cảm biến mô men trục lái.
1 - Vòng phát hiện thứ nhất; 2 - Trục sơ cấp; 3 - Cuộn dây bù;
4 - Vòng phát hiện thứ hai; 5 - Cuộn dây phát hiện; 6 - Vòng phát hiện thứ ba;7 - Trục thứ cấp.
Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra mô men lái thanh xoắn bị xoắn tạo ra độ lệch pha giữa vòng phát hiện thứ hai và ba. Dựa trên độ lệch pha này một tín hiệu tỉ lệ với mô men được đưa vào ECU. Dựa trên tín hiệu này ECU tính toán mô men trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ điện với một cường độ, chiều và thời điểm cần thiết.
b) Rơle điều khiển.
Rơle điều khiển có chức năng nhận tín hiệu điều khiển từ ECU và cung cấp điện cho động cơ điện một chiều hoạt động và ngắt điện ngừng quá trình trợ lực.
+ ECU EPS.
ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá chung tình trạng của xe và quyết định dòng điện cần thiết để đưa vào động cơ điện một chiều để trợ lực.
ECU ABS nhận biết tốc độ của xe và đưa tới ECU EPS.
ECU động cơ nhận biết tốc độ của động cơ và đưa tới ECU EPS.
Trong trường hợp hệ thống có sự cố ECU EPS sẽ gửi tín hiệu tới rơle bật sáng đèn trên trên đồng hồ táp lô.

H.4. Cách bố trí các cảm biến trên xe.
1 - Bộ chấp hành ABS và ECU ABS; 2 - Cmr biến mô men; 3 - Động cơ điện một chiều; 4 - ECU EPS; 5 - Đồng hồ táp lô; 6 - Cơ câu giảm tốc; 7 - Rơ le; 8 - ECU động cơ
Ngày đăng: Tháng Mười Hai 13, 2010
Một vài điện thoại di động - loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn.
Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công.

Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Điều này bạn đã quá rõ. Đối với bạn, một doanh nhân, tôi tạm chia thông tin ra làm hai loại: một là thông tin điều hành, hai là thông tin hỗ trợ. Lý do tại sao lại chia như vậy tôi sẽ giải thích dưới đây. Khi đã hiểu được thông tin và vai trò của các loại thông tin, chúng ta sẽ cùng nhau tìm xem những thiết bị nào có thể hỗ trợ có hiệu quả nhất cho công việc thu thập và xử lý thông tin.

Thông tin cho điều hành, tôi tạm gọi như vậy - là các loại thông tin cần thiết để bạn có những quyết định tức thời trong kinh doanh. Đó là các thông tin về thị trường, như biến động giá, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Đặc điểm của loại thông tin này là rất "động" và thường rất ngắn. Loại thông tin điều hành thứ hai là thông tin về các chính sách của nhà nước có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bạn. Ở nước ta, mặc dù chính sách thay đổi khá nhanh, nhưng so với thông tin về thị trường thì chậm hơn nhiều. Loại thông tin thứ ba cho điều hành là thông tin về tình hình hoạt động hàng ngày, hàng giờ tại doanh nghiệp của bạn- thông tin nội bộ.

Đặc điểm chung của thông tin điều hành là số lượng nhiều và thay đổi nhanh. Thiết bị thông dụng nhất để nhận được những thông tin loại này tất nhiên là điện thoại di động. Nhưng điện thoại di động phổ biến hiện nay có một điểm yếu cơ bản từ quan điểm điều hành là nó không cho phép chúng ta lưu trữ các thông tin nhận được, một việc hết sức cần thiết. Để có những quyết định và giải pháp đúng , chúng ta cần có thông tin để phân tích, cần rất nhiều thông tin, và các thông tin này khi cần phải có ngay trước mặt. Điện thoại di động không giúp ta làm được điều này. Nhưng một máy tính xách tay thì có thể.


Ngày đăng: Tháng Tư 27, 2010
Internet và sức mạnh của từ khóa

Người dùng vào một website nhất định nào đấy là dựa vào những từ ngữ trong tên miền hoặc đơn giản là nhớ tên website đấy bởi từ khóa trong tên miền. Người dùng cũng tìm kiếm website bằng cách kiếm dựa vào từ khóa trên các máy tìm kiếm. Đó có thể là một từ khóa hoặc nhiều từ ghép lại với nhau.

Sự thật: Bạn có biết biết độ dài trung bình của một yêu cầu tìm kiếm trên Google là 4 từ?

86% nhấp chuột đến các website được xếp hạng tự nhiên trên máy tìm kiếm, còn lại là 14% đến các website của các nhà quảng cáo trên Google.

  • Bạn có thể đọc một bài báo trên internet dựa vào từ khóa trong tiêu đề của nó.
  • Bạn có thể đọc tin tức dựa vào một số từ khóa nhất định mà bạn chọn ở Google Alerts.
  • Bạn có thể xem những tin liên quan đến công ty của mình hay đối thủ nhờ vào các từ khóa tìm kiếm trên máy tìm kiếm.
  • Bạn so giá sản phẩm muốn mua bằng các từ khóa liên quan đến sản phẩm đó…

Một sự thật hiển nhiên là internet đang hoạt động dựa trên các từ khóa!

Ngày đăng: Tháng Tư 27, 2010
Thanh toán điện tử

 1. Thẻ thanh toán do ai phát minh, vào năm nào?

Do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, phát minh vào năm 1949. Những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên là “Diner’s Club”.

2. Khái niệm về thẻ thanh toán?

Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán:

  • Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động.
  • Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
  • Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
  • Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.

Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.

3. Phân loại thẻ thanh toán?

Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ...

1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại:

a. Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.

b. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...

c. Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.

2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:

a. Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.

Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.

b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.

Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.

- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.

c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.

Thẻ rút tiền mặt có hai loại:

Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.

Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.

3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.

- Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.

4. Phân loại theo chủ thể phát hành:

- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.

- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex...

4. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng qua Planet Payment

Quá trình giao dịch

  • Giao dịch được chuyển từ website của người bán tới máy chủ của Planet Payment.
  • Planet Payment chuyển giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
  • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ hỏi ý kiến cơ sở dữ liệu phát hành thẻ tín dụng.
  • Đơn vị phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả / mã số hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm thanh toán thẻ tín dụng.
  • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho Planet Payment.
  • Máy chủ Planet Payment luu trữ kết quả và chuyển trở lại cho khách hàng/ người bán.

Trung bình các buớc này mất khoảng 3-4 giây.

Quá trình thanh toán thẻ tín dụng

  • Máy chủ Planet Payment tự động chuyển các đợt giao dịch sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
  • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gửi tới cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng.
  • Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, chuyển kết quả, tiền sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế.
  • Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế sẽ chuyển kết quả quá trình giao dịch và tiền sang Planet Payment.
  • Planet Payment chuyển kết quả giao dịch tới người bán và chuyển tiền tới tài khoản ngân hàng của người bán.

Chúng tôi đã thiết lập sẵn đường liên kết tới Planet Payment, ở đó bạn có thể đưa các thông tin về doanh nghiệp của bạn.

5. Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)?

Là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có ký kết với Ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt.

6. Ngân hàng đại lý hay Ngân hàng thanh toán (Acquirer)?

Là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một Ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành.

7. Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer)

Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là Ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.

8. Chủ thẻ (Cardholder)

Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanh toán.

9. Danh sách Bulletin

Còn gọi là danh sách báo động khẩn cấp, là một danh sách liệt kê những số thẻ không được phép thanh toán hay không được phép mua hàng hóa, dịch vụ. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân (PIN), thẻ bị mất cắp, thất lạc, thẻ bị loại bỏ... Danh sách được cập nhật liên tục và gởi đến cho tất cả các Ngân hàng thanh toán để thông báo kịp thời cho cơ sở chấp nhận.

10. Hạn mức tín dụng (Credit limit)

Được hiểu là tổng số tín dụng tối đa mà Ngân hàng phát hành thẻ cấp cho chủ thẻ sử dụng đối với từng loại thẻ.

11. Số PIN (Personal Identificate Number)

Là mã số cá nhân riêng của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN, người chủ thẻ phải giữ bí mật, chỉ một mình mình biết.

12. BIN (Bank Identificate Number)

Là mã số chỉ Ngân hàng phát hành thẻ. Trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất.

13. Ngày hiệu lực

Ngày sao kê (Statement date): là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng.
Ngày đáo hạn (Due date): là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hay một phần trong giá trị sao kê trên

14. Thanh toán điện tử có đảm bảo tuyệt đối bảo mật và an toàn không?

Thanh toán điện tử hoàn toàn an toàn nếu được thực hiện trên một máy chủ bảo mật và trình duyệt có hỗ trợ máy chủ bảo mật. Mức độ bảo mật phổ biến hiện nay là 128 bit.

15. Thủ tục để làm thẻ tín dụng?. Những ngân hàng nào ở VN được phép cấp thẻ?

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có thể cung cấp cho bạn một thẻ tín dụng. Ví dụ Vietcombank, ACB... Ghi nhớ, thẻ tín dụng dùng để tiêu tiền chứ không phải Merchant Account hay Payment Gateway.

16. Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử tôi cần làm gì?

Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử bạn chỉ cần có một tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ tại một ngân hàng (Merchant Account) và một Payment Gateway nếu bạn muốn bán hàng trên mạng.

17. Merchant account và Payment gateway là gì?

Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.

Payment gateway là một chuơng trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng.

18. Nếu có rủi ro không nhận được tiền khách hàng đã thanh toán, thì ai sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết rủi ro này?. Tôi sẽ được ai bồi thường khoản tiền đã mất?

Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có nhiều mức độ chống rủi ro tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ và ngân hàng của bạn. Bạn có khả năng lựa chọn các mức độ ngăn ngừa rủi ro khác nhau vì vậy bạn chính là người chịu rủi ro này.

19. Ngoài hình thức chấp nhận thẻ tín dụng, thanh toán điện tử còn cung cấp hình thức thanh toán khác không?

Trên thế giới hiện nay phổ biến nhất có ba hình thức thanh toán điện tử: thẻ tín dụng, séc điện tử, thanh toán qua email. Các hình thức thanh toán luôn được cập nhật và thay đổi. Những thông tin cập nhật nhất sẽ được gửi qua Bản tin Thương mại Điện tử cho những người nằm trong danh sách gửi bản tin.

20. Nếu tôi sử dụng hình thức thanh toán điện tử thì trong bao lâu tôi nhận được thanh toán của khách hàng?

Sử dụng hình thức thanh toán điện tử là bạn đang tiết kiệm thời gian cho chính mình. Ngay sau khi khách hàng khẳng định trả tiền là bạn đã có một thông báo Có ở tài khoản của bạn và bạn có thể rút tiền tiêu trong vài ngày.

21. Thế nào là một thẻ tín dụng hợp lệ?

Khi giao dịch mua bán trên mạng, một thẻ tín dụng được coi là hợp lệ khi có đủ hai điều kiện sau:

  • Là thẻ được cung cấp bởi ngân hàng/tổ chức cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán trên mạng (Issuer).
  • Thẻ còn đủ khả năng chi trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà người chủ thẻ định mua.

22. Cơ chế chuyển tiền trong một giao dịch TMĐT?

Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán TMĐT (Acquirer) để ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng ngời mua (Issuer) vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch.

23. Vấn đề bảo mật an toàn trong TMĐT? SET là gì?

- Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu trong TMĐT.

Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công nghệ bảo mật cao cấp là SET.

- SET là viết tắt của các từ Secure Electronic Transaction, là một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng.

Đây là một kỹ thuật bảo mật, mã hóa được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổ chức khác trên thế giới. Mục địch của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính... sự tin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet.

Những tiêu chuẩn và công nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, các ngân hàng/công ty cấp thẻ, tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng.

Ngoài ra, SET thiết lập một phơng thức hoạt động phối hợp tương hỗ (method of interoperability) nhằm bảo mật các dịch vụ qua mạng trên các phần cứng và phần mềm khác nhau.

Tóm lại SET được thiết lập để bảo mật những thông tin về cá nhân cũng như thông tin về tài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng.

24. Với SET thì các thành phần tham gia TMĐT được hưởng những lợi ích gì?

Doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hoá hay dịch vụ bởi:

  • Những thẻ tín dụng không hợp lệ.
  • Người chủ thẻ không đồng ý chi trả.

Ngân hàng được bảo vệ bởi:

Giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (Thẻ tín dụng không hợp lệ, người bán giả danh...)

  • Người mua được bảo vệ để:
  • Không bị đánh cắp thẻ tín dụng.
  • Không bị người bán giả danh
Ngày đăng: Tháng Tư 27, 2010
Khái niệm cơ bản về Thương Mại điện tử

1. E-Commerce là gì?

E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”)

2. Lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT)?

  • TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
  • TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
  • TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
  • TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
  • TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
  • Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.

3. Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng?

Gồm có 6 công đoạn sau:

  1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng...
  2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp.
  3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
  4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).
  5. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
  6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.
  7. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây.

4. Authorization number là gì?

Đây là mã số xác nhận. Sau khi kiểm tra thẻ tín dụng đã hợp lệ hay chưa, ngân hàng người mua sẽ gởi mã số xác nhận đồng ý chi trả cho doanh nghiệp kèm theo thông số về đơn đặt hàng.

5. PSP là gì?

PSP là viết tắt của các từ Processing Service Provider, tức là nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng.

6. Merchant Account là gì?

Merchant Account là tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp khi tham gia TMĐT mà nó cho phép chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp hay hoàn trả lại tiền thu được cho khách hàng, nếu giao dịch bị hủy bỏ vì không đáp ứng được những yêu cầu thỏa thuận nào đó giữa người bán và người mua (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm) thông qua bán hàng hoá hoặc dịch vụ trên mạng Internet.

Merchant Account phải được đăng ký tại các ngân hàng/ tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng.

7. Monthly fee là gì?

Đây là phí mà doanh nghiệp phải trả cho những khoản liên quan đến dịch vụ chẳng hạn như: bảng kê (ghi những số tiền nhập & xuất ở tài khoản của doanh nghiệp trong một khoảng thời kỳ nhất định: hàng tháng, hàng tuần ...), phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán qua mạng, ...

8. Transaction fee là gì?

Đây là phần phí mà doanh nghiệp phải trả cho trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng Internet. Thông thường từ 30 - 50 cent cho mỗi giao dịch.

9. Discount rate là gì?

Đây là phí chiết khấu. Phần giá trị mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng thanh toán (Acquirer). Thông thường mức phí này chiếm từ 2,5% đến 5% tổng giá trị thanh toán qua thẻ tín dụng. Phí chiết khấu được tính dựa vào kiểu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên mạng của Doanh nghiệp và các yếu tố khác (chất lượng hàng hoá, dịch vụ, loại thẻ tín dụng...)

10. Search Engine là gì?

Sẽ rất khó khăn cho người sử dụng truy cập vào Internet để tìm kiếm 1 Website có chủ đề phục vụ cho mục đích của mình vì hàng ngày có khoảng hơn 100000 Website mới được đưa lên mạng. Số lượng Website trên mạng Internet hiện nay đã lên tới hơn 5 tỷ Website. Vì vậy, để phục vụ việc tìm kiếm nhanh chóng Website của người sử dụng Internet, Search Engine ra đời.
Search Engine là một thư viện thông tin khổng lồ về các Website, cho phép người sử dụng có thể tìm kiếm các Website cần quan tâm theo 1 chủ đề nào đó căn cứ vào các từ khóa (keywords) mà người đó yêu cầu Search Engine tìm kiếm.
Một số công cụ tìm kiếm mạnh trên thế giới hiện nay: Google.com, Yahoo.com, Altavista.com,...

11. News Letter là gì?

News Letter là dịch vụ miễn phí của 1 Website nào đó, dịch vụ này sẽ gửi tới người sử dụng những bản tin mới nhất về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Website hoặc những vấn đề, tin tức mới nhất trong lĩnh vực mà Website đó tham gia. Bạn chỉ cần đăng ký địa chỉ e-mail của mình tại phần News Letter của Website bạn muốn nhận thông tin, đây là cũng là một dạng Mailing List nhưng bạn không thể gửi mail cho toàn bộ các thành viên trong danh sách mà chỉ có người quản lý Website mới có quyền gửi e-mail tới toàn bộ mọi người tham gia.

12. Kinh doanh trực tuyến là hình thức kinh doanh như thế nào?

Kinh doanh trực tuyến là hình thức kinh doanh qua mạng. Mọi giao dịch được tiến hành trực tiếp trên mạng ví dụ từ việc hỏi hàng đến đặt hàng và thanh toán. Tìm hiểu thêm chi tiết tại đây 

13. Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào?

Việt Nam hoà nhập Internet vào cuối năm 1997, một thời gian sau thì thuật ngữ thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện song chưa phát triển.

14. Khi áp dụng Thương mại điện tử thì có chiến lược kinh doanh nào là đúng đắn nhất cho một hãng kinh doanh không?

Không có một kế hoạch nào hoàn toàn đúng đắn cho tất cả các hãng kinh doanh. Nhưng những bước cơ bản thì hoàn toàn giống nhau. 

15. Hình thức kinh doanh thương mại điện tử có dễ áp dụng cho các hãng kinh doanh không?

Còn tùy thuộc vào ngành nghề mà có thể áp dụng Thương mại Điện tử. Thường thì Thương mại Điện tử rất thích hợp cho các ngành trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm hoặc dịch vụ có thể số hoá hoặc hiển thị được bằng kỹ thuật số. Nói chung Thương mại Điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các hãng kinh doanh nhưng tuỳ thuộc vào mặt hàng kinh doanh mà áp dụng vào giai đoạn thích hợp.

16. Trở ngại lớn nhất để một hãng kinh doanh áp dụng Thương mại điện tử là gì?

Trở ngại lớn nhất là sự do dự. Nếu không quyết tâm thì không bao giờ thành công.

17. Đầu tư cho Thương mại điện tử có tốn kém không?

Tất nhiên đầu tư là phải tốn kém. Nhưng Thương mại Điện tử mang lại những hiệu quả lớn hơn nhiều lần so với chi phí phải bỏ ra nếu bạn biết đầu tư đúng cách. Xem chi tiết tại đây 

18. Dùng Thương mại điện tử có phải là giải pháp tối ưu cho cạnh tranh bán hàng không?

Cho đến hiện nay, việc áp dụng Thương mại Điện tử là giải pháp tối ưu trong việc cạnh tranh bán hàng. Bạn không cần mất nhiều thời gian cho việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn vì khách hàng có thể tìm hiểu trên website của bạn.

Bạn sẽ không cần phải mất thì giờ, chi phí cho việc vận chuyển, thuyết phục khách hàng. Website tự động sẽ giúp bạn có một chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ khách lâu dài. Công việc duy nhất mà bạn phải làm đóa là xây dựng một website có tính tự động hóa cao. Một website đủ mạnh và hiệu quả sẽ giúp bạn qua mặt các đối thủ cạnh tranh, nếu bạn còn do dự, phân vân chưa biết sẽ xây dựng website của mình như thế nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi vẫn còn chưa muộn.

19. Khi các hãng kinh doanh áp dụng thương mại điện tử, nếu có cạnh tranh nhau thì sự cạnh tranh đó sẽ diễn ra như thế nào?

Doanh nghiệp của bạn áp dụng Thương mại Điện tử thì doanh nghiệp đối thủ cũng có thể áp dụng Thương mại Điện tử. Cạnh tranh là điều tất yếu trong kinh doanh, không phân biệt bất cứ ở đâu, lúc nào và đối tượng ra sao. Song nếu bạn áp dụng một cách hiệu quả thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thủ thuật và giải pháp tối ưu nhất.

20. Dùng thương mại điện tử trong kinh doanh thì tính bảo mật có được đảm bảo không?

Có nhiều cấp độ bảo mật khác nhau tăng giảm tuỳ theo mức chi phí mà bạn chấp nhận. Nếu doanh nghiệp của bạn tham gia một cách nghiêm túc vào thương mại điện tử thì nên áp dụng chế độ bảo mật tốt nhất.

21. Quảng cáo phân loại là gì?

Quảng cáo phân loại là phương pháp quảng cáo ở các trang phân loại theo loại hình, cho phép người mua và bán đăng quảng cáo theo những nghành nghề đã được phân loại sẵn.

22. Tiếp thị bằng bản tin và bằng các nhóm tin khác nhau như thế nào?

Tiếp thị bằng bản tin là hình thức tiếp thị gửi bản tin cho khách hàng còn tiếp thị bằng nhóm tin là tổ chức những nhóm người cùng quan tâm tới một vấn đề và gửi thông tin cho nhau.

23. Triển khai đại lý trên mạng là như thế nào?

Triển khai đại lý trên mạng là việc sử dụng một phần mềm cho phép bạn mở đại lý qua mạng và theo dõi được đơn đặt hàng của khách hàng bắt nguồn từ đại lý nào.

Ngày đăng: Tháng Tư 27, 2010