Bên cạnh thủ thành Filip Nguyễn, đội tuyển Việt Nam từng không có duyên với các cầu thủ Việt kiều như Lee Nguyễn, anh em nhà Lê Giang hay Tony Lê Hoàng...
1. Cách đây hơn 10 năm, Lee Nguyễn đã tới Việt Nam chơi bóng cho CLB HAGL và sau đó là Bình Dương tại đấu trường V-League. Lee Nguyễn đã có 9 bàn thắng, 12 đường kiến tạo sau 24 trận thi đấu cho đội bóng của bầu Đức. Lee Nguyễn đã chứng tỏ được năng lực vượt trội so với những người đồng nghiệp và anh từng được xem là ngôi sao sáng nhất của V-League.
Điều đặc biệt là Lee Nguyễn thi đấu với tư cách như một nội binh do đã xin được quốc tịch Việt Nam năm 2011. Điều này khiến không ít người làm chuyên môn cũng như CĐV Việt Nam mong mỏi Lee Nguyễn có thể khoác áo ĐTQG Việt Nam.
Tuy nhiên, theo luật FIFA, các cầu thủ đã tham gia một trận đấu chính thức cho một ĐTQG thì sẽ không được thi đấu cho bất kỳ đội tuyển nào khác. Trước đó, năm 2005, Lee Nguyễn được triệu tập vào đội tuyển U18 Mỹ dự giải trẻ Copa Chivas và U20 Mỹ thi đấu tại VCK U20 World Cup. Đến tháng 5/2008, Lee Nguyễn cùng U23 Mỹ dự giải quốc tế Toulon.
Ở cấp độ ĐTQG, Lee Nguyễn được gọi vào đội tuyển Mỹ đá giao hữu với Trung Quốc, vào sân trong hiệp 2. Sau đó Lee Nguyễn dự Copa America,
keo truc tuyen thi đấu hiệp 2 trong 2 trận gặp Paraguay và Colombia. Lee Nguyễn có thể xem là cầu thủ Việt kiều thành công nhất trong những năm qua. Và điều này càng khiến người hâm mộ thêm phần tiếp nuối khi Lee Nguyễn không thể khoác áo đội tuyển Việt Nam.
"Tôi rất tiếc khi không được khoác áo đội tuyển Việt Nam, bởi tôi rất mong muốn điều này. Đáng tiếc tôi đã thi đấu cho đội tuyển Mỹ nên đó là điều kiện ràng buộc khiến tôi không thể khoác áo Việt Nam" - Lee Nguyễn thổ lộ với giới truyền thông Việt Nam.
2. Ngoài Lee Nguyễn, cầu thủ gốc Việt Emil Lê Giang từng được đồn thổi có giá chuyển nhượng cả triệu euro cũng không thể một lần có cơ hội khoác áo đội tuyển Việt Nam. Tháng 4/2012, cầu thủ Việt kiều Emil Lê Giang từ Slovakia về Việt Nam tìm kiếm cơ hội chơi bóng.
Với thông tin Emil Lê Giang ký bản hợp đồng thi đấu cho CLB Nuernberg có giá trị tới triệu euro, cầu thủ này trở thành tâm điểm của giới truyền thông lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trên thực tế, Emil Lê Giang chuyển từ Filakovo (Slovakia) tới Nuernberg, đội bóng thi đấu ở giải hạng 4 chứ không phải CLB cùng tên chơi tại Bundesliga như lời đồn.
Trong quá trình thử việc tại Việt Nam, Emil Lê Giang mang tới sự thất vọng lớn cho những người kỳ vọng vào anh khi cầu thủ này liên tiếp bị Navibank Sài Gòn rồi CLB Hà Nội từ chối. Cuối cùng Emil Lê Giang phải trở lại Slovakia sau hơn 3 tuần tìm cơ hội ở V-League.
Patrick Lê Giang, người anh em của Emil Lê Giang,
keo the vang cũng có bản lý lịch hoành tráng khi anh từng là thủ môn của U17 Slovakia. Tuy nhiên, khi về Việt Nam thử việc, cái tên Patrick Lê Giang không để lại ấn tượng và chìm nghỉm.
Một cái tên khác là Toni Lê Hoàng, cầu thủ Việt kiều Ba Lan từng được kỳ vọng là nhân tố bổ sung có thể mang nhiều tính đột biến cho U23 Việt Nam vào năm 2003. Dẫu vậy, Lê Hoàng gây thất vọng lớn khi anh có thể hình và kỹ năng chơi bóng không hơn gì cầu thủ Việt. Thậm chí lúc đó, đội bóng đang chơi ở giải hạng Nhất là Hòa Phát cũng từ chối ký hợp đồng với Toni Lê Hoàng.