Đăng: 22 Tháng Tư 2020 9:26 CH Trích dẫn

Bạn đang muốn một CV xin việc chất lượng nhất để xin việc quản lý nhà hàng hiệu quả nhất. Vậy, cần những yếu tố gì để có một CV cho Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên tắc quan trọng nhất: Liệt kê trung thực và đầy đủ

Những thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong CV cho Quản lý nhà hàng là Ảnh đại diện, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ thường trú, Địa chỉ Email.

Hãy dùng những email có dạng tên bạn + viết tắt đệm + nơi làm việc. Ví dụ bạn tên Nguyễn Thanh Hiền làm tại CV365 thì nên sử dụng email là hiennt.cv365@gmail.com.

Không thêm link Facebook hoặc Intagram cá nhân vào CV

Ảnh đại diện nên rõ mặt, nghiêm túc, có chất lượng tốt, tránh ảnh Selfie.

Nếu CV quá dài có thể bỏ thông tin về Địa chỉ thường trú và Giới tính.

Ở phần Kỹ năng, ứng viên cần phải có được những kỹ năng nhất định, từ cơ bản đến chuyên môn.

Ví dụ:

  • Kỹ năng giao tiếp thuyết trình

  •  Kỹ năng đàm phán thương lượng, phản ánh nhanh nhạy và khả năng xử lý sự từ chối.

  • Có khả năng đào tạo và huấn luyện nhân viên.

  • Bám sát mục tiêu, tỉ mỉ và chi tiết trong công việc.

Trong phần Học vấn, ứng viên nên nêu quá trình học tập tại Đại học bao gồm thời gian, chuyên ngành và trường Đại học/ Cao đẳng ứng viên theo học. Nếu điểm tốt nghiệp của bạn không quá cao thì không nên nêu vào trong CV.

Ví dụ:

  • Đại học Mở Hà Nội 01/2012 – 07/2016

  • Ngành Quản trị khách sạn GPA: 3.5

  • Trình bày chi tiết nhưng súc tích

Ở phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho Quản lý nhà hàng, ứng viên nên nêu rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vị trí Quản lý nhà hàng thay vì chung chung như “Tôi muốn cống hiến hết khả năng của mình cho công ty. Tôi muốn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng”.

Bạn cần đưa ra mục tiêu rõ ràng, tránh lan man.

-  Ngắn hạn: Có một công việc ổn định, trở thành nhân viên xuất sắc, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng xử lý công việc hiệu quả, chính xác, nhanh chóng.

- Dài hạn: Có cơ hội được làm nhân viên cấp cao.

Hãy nhớ một chú ý nhỏ để viết mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả:

“Thực chất, phần mục tiêu nghề nghiệp không cần phải trình bày cao siêu, bạn chỉ cần thể hiện một cách đơn giản, ngắn gọn, nêu được những mục tiêu phát triển bản thân ngắn hạn và dài hạn. Nhưng, chớ dừng lại ở những mục tiêu dành riêng cho bản thân mình như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao về bạn và cho rằng mục tiêu của bạn sẽ chẳng thể giúp ích được gì cho con đường phát triển của công ty. Chính vì thế, bạn cần phải thể hiện được cả mục tiêu của bản thân gắn liền với mục tiêu phát triển chung của công ty mới mong làm hài lòng nhà tuyển dụng.” (Theo nhận định của chuyên gia CV 365 tại Timviec365.vn).

Những chú ý thêm khi hoàn thiện nội dung trong CV

Trình độ học vấn

Liệt kê tất cả các trường bạn đã từng học từ ĐH tới giờ

Trình độ chuyên môn

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

09/2013 - 10/2016

Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ TP.HCM

Tốt nghiệp loại Khá.

Kinh nghiệm làm việc

Hãy liệt kê, mô tả các công việc bạn đã từng làm

Ví dụ như:

Nhân viên thu ngân 04/2017 - 09/2017

-Thực hiện thanh toán hoá đơn cho khách

-Dọn dẹp khu vực làm việc.

 - Nhập kho hàng hoá và kiểm kê hàng cuối tuần, tháng.- Kiểm tra số lượng hàng tồn.

Giám sát nhà hàng 10/2017 - 04/2018

-Thực hiện chấm công, xếp lịch cho nhân viên

-Quản lí số lượng nhân viên trong ca làm.

- Kiểm soát hàng hoá, doanh thu nhà hàng.

-Kiểm kê hàng hoá, doanh thu cuối tuần, tháng.

- Kiểm tra số lượng hàng tồn.

-Làm báo cáo ngày, tuần, tháng.